Gần đây trên các phương tiện truyền thông đều đưa tin việc trường đại học Bách Khoa Hà Nội được chuyển thành Đại học Bách Khoa Hà Nội và gây nhiều tranh luận trái chiều, nhất là với người dân không am hiểu về cơ cấu tổ chức giáo dục. HTECOM xin làm rõ một số ý chính trong việc chuyển đổi này.

Trước tiên việc chuyển đổi này là phù hợp với xu thế chung của thế giới, các nước tiên tiến về giáo dục như Anh, Pháp, Mỹ đều theo mô hình này, bởi vì đại học không chỉ là trường học với chức năng giảng dạy, mà còn có các chức năng như nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo đặt hàng của các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ.

Trong một đại học, phần giảng dạy sẽ được đưa về các trường (colleges và schools trực thuộc). Ở Việt Nam, mô hình này trước đây chỉ được áp dụng riêng ở Đại học Quốc gia với các trường con như trường đại học kinh tế thuộc đại học quốc gia (UEB), trường đại học luật hay trường đại học ngoại ngữ trực thuộc đại học quốc gia Hà Nội. Và nay đại học Bách Khoa Hà Nội được chuyển đổi sang mô hình tương tự.

Khi chuyển “trường đại học” thành “đại học”, thì vị trí Giám đốc sẽ điều hành chung hoạt động của trường. Vị trí hiệu trưởng (Principal) vẫn tồn tại tuy nhiên mang ý nghĩa về mặt hình ảnh và học thuật nhiều hơn. Người ký tên trên các bằng cấp của đại học vẫn sẽ là hiệu trưởng, còn các công việc điều hành khác sẽ do giám đốc phụ trách.

College lúc này trở lại đúng ý nghĩa của nó là một trường đại học thuộc đại học, chứ không phải là “cao đẳng” như cách nhiều văn bản tiếng Việt vẫn dịch từ xưa đến nay.Tóm lại việc bỏ chữ “trường” trước chữ đại học, Bách Khoa Hà Nội nay có thêm rất nhiều lợi thế để phát triển và mở rộng một cách đầy đủ như tiềm năng vốn có của mình.

Print Friendly, PDF & Email

Post Tags :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết được thực hiện bởi HTECOM AI. Hãy chat với tôi nếu cần hỗ trợ nhé.

Tin mới nhất