Thị trường ví điện tử hiện này nổi lên một số tên tuổi lớn như MoMo, Grab Moca, Viettel Pay…mỗi loại ví có một thế mạnh riêng. Ngoài ra các ứng dụng của các ngân hàng hiện cũng rất đầy đủ tính năng nên nhiều người dùng cho rằng không cần cài thêm ví nữa, vậy thực tế có nên cài không và cách dùng như nào để hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất?
MoMo
MoMo là tên tuổi chiếm thị phần lớn nhất hiện nay với lợi thế đi tiên phong và được đầu tư lớn với các chương trình quảng cáo dồn dập. MoMo hiện có mặt ở hầu hết các cửa hàng và đang mở rộng sang thanh toán online cho các website. Ứng dụng MoMo được đánh giá dễ dùng, nhiều “trò chơi” hay như lì xì, lắc tiền.
Với độ phủ rộng và nhiều chương trình giảm giá khi thanh toán qua MoMo, hiện đây là lựa chọn hàng đầu về sự tiện lợi khi giao dịch, ngang ngửa so với VNPay QR code. Nhược điểm của MoMo là phí rút tiền cao khi chuyển ngược về tài khoản ngân hàng.
Zalo Pay
Zalo Pay đang đứng thứ 2 trong cuộc thi bình chọn Vi được yêu thích nhất của Tinhte.vn năm 2020 và 2018. Được chống lưng bởi ông lớn VNG với nền tảng Zalo cực mạnh tại thị trường Việt Nam, không ngạc nhiên khi Zalo Pay nhanh chóng vươn lên thứ 2. Lợi thế của Zalo Pay bao gồm:
- Miễn phí 5 giao dịch rút tiền
- Chiết khấu cao khi nạp tiền điện thoại
- Ứng dụng nhẹ nhất trong các ví, nhẹ hơn nhiều so với MoMo, Viettel Pay…đôi khi còn giật lag.
Viettel Pay
Dù sinh sau đẻ muộn nhưng với tiềm lực của Viettel, ví điện tử Viettel Pay nhanh chóng vươn lên vị trí thứ 3. Lợi thế lớn nhất của Viettel Pay là liên kết với ngân hàng quân đội MB và lượng điểm giao dịch trực tiếp offline lớn, tiện dụng cho chuyển tiền về miền sâu miền xa.
Ngược lại, nhược điểm của Viettel Pay là do sẵn của nhà trồng được là mạng mobile phone, nên số tin nhắn xác thực quá nhiều, thời gian timeout ngắn nên hay phải login lại nếu không mở ứng dụng trong thời gian ngắn.
Moca by Grab và Airpay
Đây là 2 ví điện tử ăn theo các nền tảng có lượng người dùng rất lớn là Grab và Shopee. Nếu như Grab là ứng dụng gọi xe thị phần số 1 Việt Nam hiện nay, bỏ rất xa người đi sau là Be, thì Shopee cũng đang là trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với thị phần đang vượt lên Lazada, Tiki nhanh chóng.
Moca và Airpay hiện nay cũng đã có mặt ở một số cửa hàng bán lẻ, hiện đang áp dụng các chương trình giảm giá khi thanh toán qua đây như cách MoMo làm thời gian đầu ra mắt.
Vin ID
Vin ID được gọi là ví của “nhà giàu” vì ban đầu dành cho các chủ sở hữu sản phẩm của Vingroup như căn hộ, nghỉ dưỡng, xe Vinfast hay mua sắm tại Vinmart. Hiện nay Vin ID đã mở rộng hơn hệ thống liên kết của mình. Lợi thế lớn nhất của Vin ID vẫn là thanh toán đi chợ tại Vinmart, thanh toán phí dịch vụ nhà ở Vinhomes và các tiện ích trong hệ sinh thái của Vin khác.
Kết về Thị trường Ví điện tử
Ngoài các ví điện tử kể trên, hiện thị trường còn một số ví khác như Payoo, VNPT Pay, Ngân Lượng… với thị phần nhỏ hơn. Mỗi ví tại từng thời điểm lại tung ra chương trình khuyến mãi khác nhau để thu hút người dùng và tận dụng dòng tiền của người dùng lưu trong ví. Tuy nhiên để bắt kịp MoMo là cả một quãng đường dài, và người dùng có thể tận dụng cài nhiều ví khác nhau để hưởng nhiều ưu đãi. Số dư nhỏ thừa trong mỗi ví có thể chuyển ngược lại ngân hàng, hoặc rất có thể sắp tới có 1 startup xây dựng 1 nền tảng kết nối thanh toán giữa các ví với nhau.
HTECOM technology hiện đang phát triển website và phần mềm ứng dụng tích hợp đa dạng các phương thức thanh toán như PayPal, Stripe của nước ngoài, OnePay, MoMo, Zalo Pay, Payoo của Việt Nam. Quý khách có nhu cầu phát triển website thương mại điện tử, web-app và ứng dụng Android, iOS xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để có giá ưu đãi nhất.