Sự thiếu vận động ngoài trời ngày càng gia tăng do việc dùng máy tính, điện thoại và các thiết bị công nghệ khác, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi) và dẫn đến tác động tiêu cực kép.

Tiến sĩ Vidya Nair Chaudhry – cố vấn cấp cao Khoa nhãn khoa và phẫu thuật khúc xạ, Trung tâm chăm sóc sức khỏe Aakash, New Delhi (Ấn Độ) – cho biết, các thiết bị thông minh cầm tay như máy tính bảng, điện thoại trở nên phổ biến và khiến nhiều người, trong đó có cả trẻ nhỏ, bị phụ thuộc.

Điều đáng báo động là trẻ em dưới 5 tuổi cũng được phụ huynh cho tiếp cận các thiết bị công nghệ này một cách thường xuyên. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng và cuốn hút vào thế giới nghe nhìn này.

“Các nghiên cứu cho thấy, thời gian sử dụng màn hình tăng lên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tập trung của trẻ em. Trẻ em dễ bị tăng động và rối loạn thiếu tập trung cùng với các vấn đề về khả năng tập trung và tương tác xã hội cũng sẽ bị hạn chế”, bà Vidya Nair Chaudhry nói và cho biết thêm, ngày càng có nhiều trường hợp trẻ em ghi nhận bị tình trạng tiêu cực cao.

Một trong những nguyên nhân được bà Vidya Nair Chaudhry chỉ ra là do các lớp học trực tuyến, thời gian sử dụng màn hình tăng lên.

“Hầu hết trẻ em đều dán mắt vào các thiết bị cầm tay và xem màn hình điện tử ở khoảng cách chưa đầy 2 feet. Điều này khiến nhãn cầu của chúng ảnh hưởng và cuối cùng gây tổn thương mắt”, bà Vidya Nair Chaudhry nói thêm.

Theo bà Chaudhry, việc thiếu hoạt động ngoài trời do thời gian sử dụng màn hình ngày càng tăng có thể khiến trẻ em kém khỏe mạnh và uể oải và gây ra tác hại kép.

Xem xét bối cảnh giáo dục hậu dịch COVID-19, bà Chaudhry đã phân biệt thời gian sử dụng màn hình thành giáo dục và giải trí như sau:

“Khi trẻ làm bài tập về nhà trực tuyến, thời gian sử dụng màn hình đó không được tính. Nhưng vào những dịp khác, việc xem truyền hình hoặc phát trực tuyến nội dung giải trí thì không nên cho trẻ được phép xem quá một giờ dù màn hình là người giữ trẻ tuyệt vời,” bà Vidya Nair Chaudhry nói.

Bà Vidya Nair Chaudhry khuyên rằng, theo sự đồng thuận chung trong cộng đồng y khoa là trẻ em dưới 5 tuổi không nên được phép xem màn hình quá 45 phút đến 1 giờ, và phải có sự hướng dẫn và giám sát của cha mẹ để đảm bảo trẻ không đến quá gần màn hình và không bị phụ thuộc vào thiết bị công nghệ.

(theo Laodong.vn)

Post Tags :

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *