Vào đầu tháng 2 vừa qua, Google đã cho ra mắt Bard – một chatbot tích hợp trí tuệ nhân tại AI có khả năng tương tác và trả lời yêu cầu người dùng tại thị trường Anh và Mỹ. Theo ghi nhận, hiện tại người dùng đã có thể sử dụng Google Bard tại Việt Nam mà không cần dùng VPN.

Bard AI được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ LaMDA và được Google mô tả là “Cộng tác viên sáng tạo và hữu ích, giúp người dùng nâng cao trí tưởng tượng, tăng năng suất và biến ý tưởng thành hiện thực“. 

Google đã bắt đầu thử nghiệm Bard AI tại Việt Nam

Google đã bắt đầu thử nghiệm Bard AI tại Việt Nam (Nguồn ảnh: HGS)

Theo Reuters, sự khác biệt chính giữa Google Bard và ChatGPT là khả năng cung cấp dữ liệu phản hồi mới nhất. Bard AI có thể cung cấp ba phiên bản khác nhau, hoặc “draft” của bất kỳ câu trả lời nào. Người dùng cũng có thể tìm kiếm theo phương pháp tra cứu thông thường bằng cách bấm vào nút “Google it”.

Bard AI còn có thể xử lý câu hỏi lập trình. Chatbot của Google hiện có thể lập trình bằng 20 ngôn ngữ, gồm Python, Java, C++,… Nó cũng có thể cung cấp lời giải thích cho đoạn mã và giúp người dùng gỡ lỗi. Tuy nhiên, Google thừa nhận rằng những code mà Bard đưa ra đôi khi bị sai, không thể chạy được. Do vậy, người dùng nên kiểm tra kỹ và thử nghiệm các câu trả lời.

Yêu cầu Google Bard lập trình bằng ngôn ngữ Python

Ngoài ra, Bard AI còn có khả năng giải toán với lời giải mạch lạc, dễ hiểu. Sáng tạo nội dung cũng là một điểm sáng của Bard khi mà có thể sáng tạo và xử lý bài viết với độ tin tưởng khá cao.
Mặc dù đã cho người dùng tại Việt Nam sử dụng, nhưng hiện Bard AI vẫn chưa hỗ trợ giao tiếp bằng tiếng Việt. Khi giao tiếp bằng tiếng Việt, Bard sẽ tự động trả lời: ”I’m still learning languages, so at the moment I can’t help you with this request. So far I’ve only been trained to understand the languages listed in the Bard Help Center.”.

Google Bard vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt

Dường như Google đang tỏ ra khá gấp rút trong việc bắt kịp với Chat GPT. Hiện tại, các tính năng của Bard cũng chưa vượt trội hơn so với ChatGPT hay Bing AI và còn tồn tại nhiều lỗi khi sử dụng. Một điểm đáng tiếc nữa là Bard cũng chưa hỗ trợ giao tiếp bằng tiếng Việt, khiến trải nghiệm của người dùng Việt Nam chưa được trọn vẹn.

HTECOM đang ứng dụng AI trong nhiều phần mềm và giải pháp cho ngành giáo dục, xin xem thêm tại Giải pháp tuyển sinh, email tới [email protected] hoặc gọi số 024.3511.4555 để được tư vấn miễn phí.

Post Tags :

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *